
CÁCH NHẬN BIẾT MỘT TỦ BẾP KÉM CHẤT LƯỢNG
Những ai đã từng gặp phải tủ bếp kém chất lượng sẽ thấy rằng sau một vài năm hoặc thậm chí mới vài tháng tủ bếp sẽ bắt đầu xuất
Bố trí mặt bằng là bước đi đầu tiên khi bắt đầu thiết kế một không gian bếp. Việc tìm ra ý tưởng để thiết kế nên một không gian bếp đẹp và phù hợp với nhu cầu sử dụng là điều tiên quyết cần phải làm
Bố trí mặt bằng là bước đi đầu tiên khi bắt đầu thiết kế một không gian bếp. Việc tìm ra ý tưởng để thiết kế nên một không gian bếp đẹp và phù hợp với nhu cầu sử dụng là điều tiên quyết cần phải làm. Trước khi nói về những bố trí mặt bằng phổ biến, anh/chị vẫn nên kiểm tra, nghiên cứu về không gian hiện có của gia đình phù hợp với cách bố trí nào. Và cân nhắc về nhu cầu, sự thuận tiện mà anh/chị mong muốn để tránh tiêu tốn thời gian quá nhiều vào việc phải đi bộ lòng vòng quanh bếp một cách lãng phí hoặc khi nấu nướng cảm thấy không gian bị gò bó, chật chội. Dưới đây là một số gợi ý cho việc bố trí mặt bằng thông dụng anh/chị có thể tham khảo:
1.Bố trí tủ bếp theo hình chữ L
Bố trí tủ bếp chữ L chính là phương án phổ biến nhất và được nhiều gia đình lựa chọn vì nó có công năng linh hoạt giúp cho công việc nấu nướng trở nên thuận lợi hơn. Lúc này, tủ bếp được bố trí theo bức tường chính và một bức tường ngắn hơn ở vị trí vuông góc. Đặc trưng dễ nhận thấy chính là bếp nấu và chậu rửa sẽ được bố trí ở hai khu vực độc lập tạo sự rộng rãi, đồng thời việc bố trí tủ lạnh, tủ đồ khô cũng thuận tiện và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sơ đồ tủ bếp chữ L cũng là phương án đơn giản nhất khi bố trí hệ thống điện nước cho căn bếp. Không những thế, thiết kế này còn cho phép người dùng có thể tùy chỉnh độ dài ngắn của bếp một cách dễ dàng.
2.Bố trí tủ bếp theo hình chữ I
Đây là cách bố trí đơn giản với một bức tường, tất cả bao gồm bếp nấu, chậu rửa, khu vực lưu trữ,… đều được bố trí thẳng hàng với nhau trên một đường thẳng. Do đó anh/chị hãy suy nghĩ về vị trí đặt các thiết bị bếp sao cho các thao tác không bị chồng chéo. Thêm một lưu ý nữa, hệ tủ chữ I này cần đạt chiều dài tối thiểu khoảng 3m mới mang lại sự thoải mái cho người dùng trong quá trình nấu nướng.
3.Bố trí tủ bếp theo hình chữ U
Sơ đồ bố trí mặt bằng hình chữ U được xem là phương án lưu trữ tối ưu. Thiết kế tận dụng gần hết không gian bếp, sử dụng cả ba mặt tường nhà bếp hoặc hai mặt tường có bán đảo bếp nối liền, giúp căn phòng của anh/chị trở nên sạch sẽ và không lộn xộn. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều phương án lưu trữ thông minh hơn như hệ tủ đứng kết hợp phụ kiện sẽ giảm được diện tích sử dụng sàn giúp không gian thêm thoáng đãng. Cách bố trí này phô bày được sự giàu có của chính gia chủ một cách thật hoành tráng. Và tất nhiên để lắp được tủ bếp chữ U bắt buộc phòng bếp nhà anh/chị phải rộng rãi.
4.Bố trí tủ bếp theo hình chữ G
Đây là cách bố trí tủ bếp đẹp được biến thể từ kiểu dáng chữ U và kết hợp thêm đảo/quầy bar để tạo thành hình chữ G. Thiết kế này lý tưởng cho nhà bếp có diện tích trung và lớn. Tủ bếp kiểu chữ G sẽ bao quanh các bức tường tạo không gian rộng giữa phòng để giúp dễ dàng di chuyển. Cấu trúc tủ bếp kiểu chữ G có nhiều góc là các vị trí lưu trữ đồ hiệu quả đồng thời giúp anh/chị không cần quá lo lắng với sự tách biệt giữa các khu vực và không gian trong nhà bếp. Mỗi một phần của chữ G phụ trách những nhiệm vụ khác nhau, phân chia ranh giới để chuyên biệt hóa được chức năng từng khu vực và tiện lợi cho người nội trợ khi vào bếp.
5.Bố trí tủ bếp kiểu “Galley”
Galley là phong cách lấy ý tưởng từ nhà bếp trên tàu, được thiết kế theo khung hẹp với tủ bếp nằm hai bên và một lối đi ở giữa.Kiểu bố trí này thường được ví là hệ tủ bếp “2 chữ I”. Bằng cách sử dụng cả hai mặt của căn bếp, ý tưởng theo phong cách Galley này có thể giúp anh/chị tạo thêm bề mặt làm việc cũng như không gian lưu trữ. Đây là phương án hữu dụng cho những không gian bếp có diện tích nhỏ. Áp dụng layout này có thể đảm bảo vị trí làm bếp song song cùng lúc cho hai thành viên khi đặt bếp và chậu rửa ở hai cạnh tủ đối diện. Đây là phương án hữu dụng giúp cho tủ bếp gọn gàng, đặc biệt là với không gian bếp có diện tích vừa và nhỏ.
6.Tủ bếp có bàn đảo
Thường được thiết kế như một bộ phận tách rời của hệ thống tủ bếp và dần trở thành phong cách nhà bếp xu hướng hiện nay. Việc bố trí thêm đảo bếp có thể tăng đến 30% sức chứa cho hệ tủ bếp và tăng 50% không gian tiếp thực hay sơ chế. Anh/chị cần phải xác định được rõ ràng về chức năng của đảo bếp trước khi bắt tay vào thiết kế, thi công bếp đảo. Như việc anh/chị có thể bố trí phía bên trên là bếp nấu + máy hút mùi, hoặc là chậu rửa, bàn soạn thức ăn tiện dụng… Ngoài ra đảo bếp còn là vị trí kết nối không gian trong một ngôi nhà theo kiến trúc mở. Trở thành nơi trưng bày và trang trí với thiết kế đa dạng.
VANTOPA Team
Những ai đã từng gặp phải tủ bếp kém chất lượng sẽ thấy rằng sau một vài năm hoặc thậm chí mới vài tháng tủ bếp sẽ bắt đầu xuất
“Giáng Sinh” luôn được coi là dịp lễ quan trọng trong năm, tuy là ngày lễ của Tây phương, nhưng ở Việt Nam giáng sinh ngày càng được chào đón
Để cải thiện căn bếp nhỏ trở nên thông thoáng, ấn tượng và tiện nghi hơn, VANTOPA gợi ý cho anh/chị một số ý tưởng thiết kế sau Ai nói bếp
Showroom: A29-30-31 Đường số 1, KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Phong, Q.7, TP.HCM
Giờ Mở Cửa: 8:30 – 18:00
Từ thứ Hai – Chủ nhật
Điện Thoại: (028) 222 074 90
Email: info@vantopa.com
Nhà Máy 1: B2-03 KCN Tân Đông Hiệp B, Dĩ An, Bình Dương
Nhà Máy 2: B21 đường N4, KCN Lộc An, Long Thành, Đồng Nai